Hướng dẫn chuẩn bị bề mặt sơn nhà
Lượt xem : 17873
Kỹ thuật thi công đóng vai trò rất quan trọng. Do đó cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
-
Chọn loại sơn thích hợp với điều kiện của công trình (về kết cấu, chất liệu bề mặt và môi trường...)
-
Phải khuấy thật đều sơn trước khi sử dụng (bắt buộc)
-
Không nên pha loãng (trừ trường hợp thi công bằng súng phun với liều lượng thích hợp được cho phép).
-
Thi công trong điều kiện thời tiết tốt (không mưa gió, nhiệt độ từ 10oC - 35oC, có biện pháp che chắn).
-
Bề mặt phải thật khô ráo, không bám bụi, bột phấn hoặc dầu mỡ.
-
Rửa sạch dụng cụ trước và sau khi thi công.
-
CHÚ Ý:
Tùy theo điều kiện và chất liệu bề mặt để thi công hệ thống sơn thích hợp (nội thất hay ngoại thất, xi măng, hồ vữa, gỗ hay kim loại ...).
Chọn dụng cụ thi công phải phù hợp với vị trí cần thi công (tức điều kiện bề mặt). Thi công bằng súng phun có lợi về thời gian, màng sơn mịn đẹp nhưng không thích hợp ở những bề mặt có diện tích nhỏ do thất thoát vật liệu cao.
Sau khi sơn lớp lót, các khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt có thể dễ nhận thấy hơn. Nên xử lý lại (nếu cần) trước khi sơn phủ hoàn thiện.
Một màng sơn hoàn thiện đẹp là màng sơn có:
-
Màu sắc đồng nhất
-
Láng mịn
-
Không bị bọt ở bề mặt.
-
Không bị "da cam" do con lăn tạo nên.
-
Không có dấu :"giáp biên" giữa hai lần lăn liền nhau.
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ BỀ MẶT
Trước khi thi công sơn phủ cần phải chuẩn bị bề mặt. Chuẩn bị bề mặt phải gồm hai bước như sau:
-
Xử lý bề mặt nguyên gốc (sửa chữa, làm vệ sinh, trét bột bả)
-
Sơn lót
Việc chuẩn bị bề mặt được xem là điều kiện bắt buộc để đạt hiệu quả cao cho lớp sơn phủ hoàn thiện.
Một số nguyên tắc chung
-
Cần phải làm sạch bề mặt để loại bỏ bụi bẩn giúp tạo độ bám dính cho các lớp sơn sau này.
-
Bề mặt bị thấm phải được xử lý chống thấm trước khi thi công sơn.
-
Độ ẩm của tường chấp nhận thấp hơn 10%, độ pH chấp nhận từ 8-12 (kiểm tra bằng máy đo chuyên dùng).
-
Che chắn để tránh nước, cả trước và sau khi thi công (đặc biệt chú ý khi thi công vào mùa mưa).
-
Sau khi xử lý bề mặt phải trét và sơn lót ngay để tránh bị bám bụi trong thời gian chờ.
-
Không trét bột bả quá dày vì dễ gây nứt nẻ, bong tróc trên bề mặt.
-
Tô trét các vết nứt, đường nối giáp, khe co giãn bằng vật liệu thích hợp (silicon hoặc keo No more gap)...
-
Bề mặt bị nấm, rêu, mốc phải được xử lý với sơn lót JONSTONE. Quét đẫm bề mặt 1 lớp, để khô trong 24 giờ. Sau đó quét sạch nấm, rêu, mốc đã bị khô và lau bề mặt cho thật sạch.
-
Ngoài ra tùy theo loại chất liệu và điều kiện của bề mặt còn có cách xử lý thích hợp khác.
-
Điều kiện bề mặt mới
Loại chất liệu bề mặt
Tình trạng bề mặt
Cách xử lý
Bề mặt hồ, vữa, bê tông
- Có nhiều bụi xi măng, cát bẩn.
- Có độ ẩm rất cao, rất háo nước.
- Làm sạch bằng cọ, chổi sắt
- Bề mặt phải đạt pH<12, độ ẩm <= 10
- Sử dụng sơn lót chống kiềm JONSTONE
Bề mặt bột trét, thạch cao
- Rất háo nước.
- Có bụi phấn
- Có tính xốp, độ thấm hút cao.
- Bề mặt phải đạt pH<12, độ ẩm <= 10
- Làm sạch bụi phấn
- Sử dụng sơn lót JONSTONE để tạo độ bám tốt.
Bề mặt hồ dầu
- Độ trơn láng cao.
- Khả năng bị kiềm cao
- Chà nhám.
- Sử dụng sơn lót chống kiềm JONSTONEĐiều kiện bề mặt cũ (Đã sơn trước)
Loại chất liệu bề mặt
Tình trạng bề mặt
Cách xử lý
Bề mặt hồ, vữa, bê tông
- Có nhiều chỗ nứt nẻ.
- Bị bám nấm, rêu, mốc
- Bị thấm, rỗng xốp .
- Trám trét và xử lý các vết nứt bằng những sản phẩm đặc chủng.
- Quét đẫm 1 lớp sơn lót để diệt nấm, rêu, mốc.
- Xử lý chống thấm bằng các sản phẩm đặc chủng.
Bề mặt bột trét, thạch cao
- Bị lão hóa.
- Xốp, bở.
- Cạo bỏ và trét bột lại
- Sử dụng sơn lót JONSTONE
Bề mặt hồ dầu
- Bị lão hóa.
- Giòn, không còn độ bám
- Nhiều khe nứt, bể
- Chà bỏ lớp sơn cũ.
- Tô trét phẳng lại bề mặt
- Sử dụng sơn lót chống kiềm JONSTONELưu ý:
- Không được pha nước vào sơn.
- Sơn bị pha nước sẽ dẫn đến trường hợp dễ bay màu, khác màu khi dặm vá, phấn hóa, bọt trên màng sơn, bong tróc, phồng rộp...
Tin khác